banner led 1banner led 2banner led 3

Thành phố thông minh, cơ hội song hành thách thức giao thông

Ưu tiên công nghệ giao thông

Ý tưởng về “thành phố thông minh” bắt đầu từ những năm 1997 khi GS. Michael Batty, một học giả, nhà hoạch định đô thị tại London, Anh công bố tầm nhìn về thế giới con người sống trong tương lai. Theo ông, tới năm 2025, con người sẽ sống trong thế giới kết hợp sâu rộng giữa hệ thống máy tính, công nghệ truyền thông cùng hạ tầng đường cao tốc, các tòa nhà thông minh... “Thế giới đó sẽ được hình thành dựa trên nền tảng máy tính”, ông Michael Batty dự đoán.

Song, sai lầm duy nhất của GS. Michael Batty là đánh giá quá thấp thời gian ý tưởng này trở thành hiện thực. Theo báo cáo về Triển vọng đô thị thế giới của Liên hợp quốc, đến năm 2050 sẽ có 6,3 tỉ người (chiếm 75% dân số) sống tại các thành phố; tạo áp lực khổng lồ lên hệ thống giao thông, dịch vụ dân sinh, dịch vụ khẩn cấp...

Tại Nauy, hơn 40.000 điểm đỗ xe buýt của công ty giao thông địa phương Kolumbus tự động thông báo lịch trình xe qua Twitter. Hành khách có thể quét mã vạch hay được gọi là Mã phản ứng nhanh (Quick Response - QR) cố định cho từng điểm dừng và để lại tin nhắn về trải nghiệm của họ tại mỗi điểm dừng.

Để giải quyết thách thức này, chưa đợi đến năm 2025, hơn 2.500 thành phố đã và đang tiến hành các dự án “thông minh”, tạo cơ sở dữ liệu khổng lồ cho các chức năng của đô thị như giao thông, sức khỏe, an toàn cộng đồng... Việc số hóa các thông tin này sẽ giúp xây dựng thành phố theo cách chúng có thể tự tổ chức, tương tác với mọi hoạt động từ rò rỉ đường ống nước đến tắc đường và có thể kết hợp tự động với các nguồn thông tin khác.Các dự án thành phố thông minh trên thế giới vô cùng đa dạng; song, phần lớn đều chú trọng xây dựng hệ thống giao thông thông minh. Giới chuyên gia nhận định, giao thông đô thị là trụ cột quan trọng nhất quyết định chất lượng sống của người dân.